Nhiều chuyên gia tin tưởng tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% trong quý IV là rất khả thi, do đó tăng trưởng GDP cả năm lạc quan mức 6,8%.
Nhiều chuyên gia tin tưởng tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% trong quý IV là rất khả thi, do đó tăng trưởng GDP cả năm lạc quan mức 6,8%.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 10 cho thấy có sự điều chỉnh về tăng trưởng so với tháng 9, mặc dù các lĩnh vực kinh tế chủ chốt vẫn tương đối mạnh mẽ. Xu hướng giảm nhẹ này có thể hỗ trợ duy trì lãi suất thấp.
Nhiều tổ chức quốc tế cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam so với đánh giá trước đó.Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam đạt 6,8% (từ mức 6,0%), với đà tăng trưởng chậm lại từ Quý 3. Ngân hàng cũng dự báo tăng trưởng Quý 4 dự kiến sẽ ở mức 6,9%.
Trong đó, doanh số bán lẻ có khả năng đạt ở mức 6,2% (từ 7,6%), lĩnh vực xuất khẩu đạt ở mức 6,2% (từ 10,7%) trong khi xuất khẩu điện tử có cải thiện hơn tính từ đầu năm đến nay. Nhập khẩu và sản xuất công nghiệp có khả năng tăng lần lượt là 4,0% và 9,2%. Tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì ở mức khoảng 9% so với cùng kỳ, tính đến cuối tháng 9.
Việt Nam đã ghi nhận nhiều tháng thặng dư trong năm nay và lĩnh vực ngoại thương vẫn tương đối ổn định. Thặng dư thương mại hàng tháng có thể tăng lên 3,8 tỷ đô la vào tháng 10, so với 2,3 tỷ đô la vào tháng trước, góp phần vào chuỗi tháng thặng dư trong năm nay.
Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Mặc dù áp lực kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại nhưng chúng tôi cho rằng khả năng hoạt động của nền kinh tế đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường. Việc chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn có thể hỗ trợ duy trì mức lãi suất thấp trong tương lai gần. Lạm phát gần đây đã giảm nhưng có khả năng sẽ tăng lên ở mức ước tính 3,0% vào tháng 10 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng hàng năm, với mức tăng tiếp theo dự kiến vào giữa năm 2025. Với xu hướng lạm phát gia tăng cùng khả năng đồng VND suy yếu, ngân hàng Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong Quý 2 năm 2025”.
Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng, từ nay đến cuối năm, thách thức lớn nhất của chúng ta là câu chuyện cân bằng, hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá, giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
“Mặc dù từ đầu năm đến nay, tỷ giá của chúng ta đã tăng khoảng 4,5%, nhưng chúng tôi dự báo, tỷ giá của chúng ta chỉ tăng từ 3,5-4% và mức này là hoàn toàn khả thi”, ông Lực cho biết.
Phân tích những cơ hội và thách thức của nền kinh tế nước ta trong những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng, tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% trong quý IV là rất khả thi, bởi những động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều đang được thúc đẩy và có chiều hướng thuận lợi hơn.
Những động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều đang được thúc đẩy và có chiều hướng thuận lợi hơn.Bên cạnh Standard Chartered, nhiều tổ chức quốc tế cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam so với đánh giá trước đó. Công ty chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng GDP có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm nay.
Cụ thể, theo nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, mức tăng trưởng quý 3/2024 vượt dự báo và từ kỳ vọng vào mức tăng trưởng khả quan trong quý 4 (dự báo ở mức 7,1%) nên tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 6,9%, tăng so với dự báo trước đó là 6,7%. Đồng thời, kỳ vọng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025.
Trong báo cáo cập nhật vĩ mô - sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ, VNDIRECT cho rằng, để có dự báo con số tăng trưởng lạc quan trong quý IV/2024 là nhờ vào tín hiệu hoạt động sản xuất và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, dòng vốn FDI tích cực, sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ, từ cả chính sách tiền tệ và tài khóa.
Bên cạnh đó, một số yếu tố được kỳ vọng sẽ hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ trong những tháng còn lại của năm nay, từ đó góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Cụ thể, hoạt động sản xuất và xuất khẩu tiếp tục mở rộng sẽ từng bước nâng cao thu nhập và tiết kiệm của người lao động. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn trong nửa cuối năm 2024, bao gồm thực hiện tăng lương cơ bản 30% cho nhân viên khu vực công và tăng 15% lương hưu bắt đầu từ tháng 7/2024, đồng thời giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước từ tháng 9 đến tháng 11/2024.
Với áp lực lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể khi CPI tháng 9 chỉ tăng 2,63% so với cùng kỳ, ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia phân tích của VNDIRECT bày tỏ: Chúng tôi kỳ vọng CPI của Việt Nam sẽ tăng ở mức bình quân 3,0% trong quý IV, tiếp tục giảm so với mức 3,5% so với cùng kỳ trong quý 3 và 4,1% so với cùng kỳ trong 6 tháng của năm 2024. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước công bố chuyển hướng sang điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn trong những tháng cuối năm 2024, ưu tiên hỗ trợ và tăng trưởng thanh khoản hệ thống được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, sự phục hồi của cho vay tiêu dùng và sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Từ diễn biến của nền kinh tế 3 quý đến nay, không chỉ tin tưởng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tới 6,9 -7% của năm nay mà còn là động lực để duy trì mức tăng này cho năm sau
Hôm nay : 694
Tháng này : 11027
Tổng truy cập : 85919132