Theo lẽ thường có việc đưa thì ắt sẽ có việc nhận hối lộ, thế nhưng nhiều vụ rất lạ là các cơ quan tố tụng đã không tìm ra được người nhận hối lộ.
LTS: Tội đưa hối hộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ nằm trong nhóm tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ và là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, công chức, viên chức. Thế nhưng trong nhiều vụ các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được các hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ nhưng bất lực trong việc chứng minh người nhận hối lộ.
Ngược lại có vụ dù lời khai và chứng cứ khá rõ ràng nhưng không ai bị khởi tố, đặc biệt là hành vi nhận hối lộ. Dư luận đặt câu hỏi vì sao như vậy?
Vụ án gần đây nhất mà dư luận quan tâm là vụ “chạy điểm” tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở tỉnh Sơn La. CQĐT tỉnh này xác định các bị can Nguyễn Thị Hồng Nga, Đặng Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn, Lò Văn Huynh đã nhận tiền của một số người để nâng điểm cho thí sinh (TS).
Tiền từ trên trời rơi xuống?
Cụ thể, các bị can đã nhận gần 3,3 tỉ đồng để “giúp” cho 12 TS. Khi vụ án bị phát hiện, ngoài việc trả lại cho gia đình các TS, còn lại hơn 2,4 tỉ đồng các bị can đã nộp lại cho CQĐT (không ai thừa nhận số tiền này).
Cáo trạng của VKSND tỉnh này nhận định hành vi kể trên của các bị can có dấu hiệu của tội đưa, môi giới, nhận hối lộ nhưng theo kết quả điều tra không ai thừa nhận việc đưa tiền. Ngoài lời khai của các bị can, không có chứng cứ về việc thỏa thuận đưa nhận tiền. Cũng không có chứng cứ nào khác để chứng minh nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) bốn bị can Nga, Sọn, Huynh, Thủy về tội nhận hối lộ và tám cá nhân đã đưa tiền về các tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ. Câu hỏi đặt ra là số tiền hơn 2,4 tỉ đồng các bị can giao nộp không biết nó được coi là tiền gì và sẽ giải quyết thế nào.
Vụ đánh bạc ngàn tỉ liên quan đến hai cựu tướng công an và 90 đồng phạm mà Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tại tòa, chủ tọa công bố lời khai của bị cáo Nguyễn Văn Dương thể hiện đã đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh (cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) 2,7 tỉ đồng và 1 triệu USD và đưa cho ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng C50, Bộ Công an) 22 tỉ đồng. Ngoài ra, Dương còn khai đã cho ông Vĩnh một đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD. Ông Vĩnh thì nói rằng đã mua đồng hồ này và đã trả cho Dương 1,1 tỉ đồng.
Kết quả điều tra kết luận việc Dương khai cho ông Hóa 22 tỉ đồng và cho ông Vĩnh tiền và hiện vật nêu trên là có cơ sở nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh hành vi đưa và nhận hối hộ. Vì thế trong vụ này không có ai bị truy tố về các tội liên quan đến hối lộ. Trong khi vào thời điểm bị bắt, CQĐT xác định lương một tháng của ông Vĩnh khoảng 20 triệu đồng. Đến đây dư luận lại đặt câu hỏi nếu dùng 1,1 tỉ đồng để mua đồng hồ Rolex thì ông Vĩnh phải để dành toàn bộ tiền lương trong bốn năm bảy tháng (không chi tiêu bất kỳ thứ gì khác) mới mua được.
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh (phải) và Nguyễn Văn Dương trong vụ đường dây đánh bạc ngàn tỉ. Ảnh: TUYẾN PHAN
Không “cột” người nhận hơn 5 tỉ đồng
Nếu hai vụ trên những người liên quan đều thoát tội thì vụ án liên quan đến vụ VN Pharma dư luận lại cho rằng cơ quan tố tụng thiên lệch khi kiên quyết xử lý người đưa hối lộ dù họ đã chủ động tự thú mà làm lơ với người nhận hối lộ.
Theo đó, khi CQĐT, Bộ Công an khởi tố Nguyễn Minh Hùng (cựu tổng giám đốc VN Pharma) và một số người khác về tội buôn lậu thì Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) đã gặp và nhờ Dương Kim Sơn (khi đó là luật sư bào chữa cho Hùng) lo cho mình cùng hai người của công ty không bị khởi tố, bắt giam. Sơn nhờ Lê Phú Toàn liên hệ với VKSND Tối cao. Kết luận điều tra thể hiện Toàn nhờ ông NTT, là người kiểm sát hồ sơ vụ án và người này yêu cầu phải có 500.000 USD (10,8 tỉ đồng). Sau đó do nhận thức được việc dùng tiền nhờ Sơn là vi phạm pháp luật nên Quốc đã chủ động tự thú, trình bày mọi việc. Sơn khai nhận tiền từ Quốc và đã chuyển tiền cho Toàn, còn Toàn khai đã đưa cho ông T. ba lần hơn 5 tỉ đồng nhưng quá trình điều tra ông T. không thừa nhận
Vô lý quá! try { if (PLO_AdsArticleBodyMiddle != undefined && PLO_AdsArticleBodyMiddle.aNodes.length>0) {document.write(PLO_AdsArticleBodyMiddle); PLO_AdsArticleBodyMiddle.start();} } catch (e) { }/ load placement: plo_tuan-inread, for account: plo_tuan, site: plo.vn, size: 2x2 - video / var avlVar = avlVar || []; _avlVar.push(["cbab19a124de41b9aff80cab1cb69328"]); Trong các vụ án có người thừa nhận là đã nhận hối lộ nhưng CQĐT không đủ chứng cứ để buộc tội thì giải thích thế nào về số tiền được cho là đưa hối lộ? Rất vô lý! Ông VÕ VĂN THÊM, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM |
Suốt quá trình tố tụng, CQĐT đề nghị miễn TNHS cho ông Quốc về tội đưa hối lộ theo khoản 6 Điều 289 BLHS 1999 (tương ứng khoản 7 Điều 364 BLHS 2015), vì đã chủ động tự thú khi vụ án chưa được phát hiện. Tuy nhiên, cả hai lần CQĐT ra kết luận điều tra đề nghị miễn tội cho ông Quốc thì TAND TP Hà Nội đều trả hồ sơ đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ. Thậm chí sau khi tòa xử sơ thẩm, CQĐT vẫn có văn bản gửi TAND Tối cao, VKSND Tối cao đề nghị có ý kiến về vụ án theo hướng không xử tội ông Quốc. Nhưng ngày 17-6 ông Quốc vẫn bị TAND Cấp cao tại Hà Nội y án sơ thẩm năm năm tù và tịch thu sung công tiền dùng hối lộ hơn 10 tỉ đồng. Về tội môi giới hối lộ thì Sơn được giảm án còn 18 tháng tù và Toàn giảm còn 15 tháng tù (bằng thời gian tạm giam). Riêng hành vi nhận hối lộ của ông T. thuộc VKSND Tối cao thì hai cấp tòa không kiến nghị xử lý gì.
Vụ tương tự là vụ in và bán logo “xe vua” tại Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM để thanh tra giao thông, CSGT bỏ qua vi phạm, thu lợi bất chính gần 23 tỉ đồng. Vụ án có 9/10 bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ liên quan đến hai đường dây của Nguyễn Văn Thới, Trần Quốc Thái, Lê Thị Cẩm Vân. Chỉ có duy nhất bị cáo Nguyễn Cảnh Chân (cựu cán bộ Đội 1, Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai), trong số 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông có liên quan vụ án, bị truy tố về tội môi giới hối lộ.
Thới đưa hối lộ 79 lần với 5 tỉ đồng, người em họ của Thới đã 12 lần chuyển tiền cho nhiều cán bộ thanh tra giao thông, CSGT Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Cựu CSGT Chân khai môi giới cho Thới đưa hối lộ 12 lần… Nhưng cơ quan tố tụng cho rằng xác định được các hành vi đưa và môi giới hối lộ chứ không đủ chứng cứ để xác định hành vi nhận hối lộ.
Trước phiên xử phúc thẩm, luật sư của bị cáo có đơn đề nghị tòa hủy bản án sơ thẩm, điều tra làm rõ người nhận số tiền dùng để đưa hối lộ trong vụ án. Ngày 27-8, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã hoãn xử phúc thẩm để làm rõ các khoản tiền trong vụ án, trong đó có tiền đưa hối hộ.
Điểm chung của các vụ án kể trên là sự bế tắc trong việc truy tìm người nhận hối lộ. Vì sao lại như vậy, các chuyên gia sẽ phân tích trên số báo tiếp theo.
Kết được ba tội cùng lúc là lý tưởng Tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ là những tội độc lập trong BLHS mặc dù có mối quan hệ với nhau về các tình tiết của vụ án. Do đó về khoa học pháp lý không thể nói muốn chứng minh được tội này thì nhất thiết phải chứng minh được tội kia. Về lý thuyết, cũng có khả năng chứng minh được cả ba tội trong cùng vụ án (đó là điều lý tưởng) nhưng cũng có thể không. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng sự đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự là vậy. Về chứng cứ có thể lấy được từ nguồn vật chất (ví dụ như vật chứng) hay từ nguồn phi vật chất (lời khai, lời nhận tội, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản). Nhưng nó chỉ có giá trị chứng minh khi nó tồn tại khách quan (không bịa đặt, thêm bớt, làm giả, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với chứng cứ khác) và được thu thập hợp pháp. Lời khai, lời nhận tội hay không nhận tội sẽ không có ý nghĩa nếu nó không có cơ sở và không phù hợp với chứng cứ khác, không logic với diễn biến vụ án. Ngay cả lời phủ nhận, bác bỏ việc buộc tội cũng phải có cơ sở và phù hợp với chứng cứ khác. TS LÊ NGUYÊN THANH, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Trường ĐH Luật TP.HCM
|
Hôm nay : 1689
Tháng này : 7855
Tổng truy cập : 92994262