45 tuổi, 15 năm điều hành doanh nghiệp, tôi chưa khi nào stress như lúc này vì không xoay nổi tiền trả nợ ngân hàng.
Ảnh minh họa
Tôi không trách ai, cũng không đòi hỏi gì xa vời vì tôi biết hàng vạn người ngày mai còn không có cơm mà ăn, chỗ mà ngủ. Tôi thấy Nhà nước đang xử lý dịch đúng hướng, tình hình phức tạp, nguy hiểm như hiện nay, chỉ có cách ly xã hội là đúng đắn nhất. Nhưng điều tôi mong mỏi là động thái hỗ trợ từ phía ngân hàng.
Mãi đến chiều tối qua, tôi mới nghe tin "sẽ đề nghị các ngân hàng xem xét, cắt giảm lương, thưởng quý, tiết kiệm các khoản chi tiêu để giảm lãi suất cho vay", mục tiêu là để tránh nợ xấu. Tôi nghĩ đây là việc cần làm ngay và luôn, để tránh "chết chùm", người đi vay "chết" thì người cho vay cũng khó "sống".
Xét trên quan hệ mua bán, khi xã hội phồn thịnh, phát triển, những người làm kinh doanh như chúng tôi không mạnh dạn đi vay thì lấy đâu ra vốn để làm ăn, sản phẩm dịch vụ làm sao lưu thông, kinh tế làm sao phát triển? Nếu không có những doanh nghiệp tư nhân ra đời, làm sao có sự cạnh tranh phá thế độc quyền, để khách hàng được thụ hưởng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn hẳn. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp không đi vay, thì lấy cơ sở gì để ngân hàng thịnh vượng, ai cũng chỉ bo bo gửi tiết kiệm chứ không dám vay vốn làm ăn thì làm sao hệ thống tín dụng lưu thông?
Khi đi vay, người làm kinh doanh cũng đau đầu tính toán, vay như thế nào, kinh doanh làm sao để hàng tháng ngoài trả lãi và vốn, còn dư ra một khoản tiền lời là công sức làm việc của mình và nhân viên. Trừ những trường hợp đầu cơ, thiếu kinh nghiệm, liều ăn nhiều, còn lại, đã gọi là dân làm ăn, thì ai cũng phải kỹ càng, tự biết thế nào là hợp lý.
Mọi chuyện vẫn diễn ra tốt đẹp cho đến khi dịch Covid-19 xuất hiện ngoài ý muốn. Cả xã hội điên đảo, chúng tôi, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ, đột ngột bị đình trệ mọi hoạt động sản xuất, hàng làm ra chất đầy kho, không bán được, thậm chí có đơn nhưng không giao được. Ai làm hàng khô thì còn để đó qua dịch bán, nhưng ai làm hàng tươi, mùa vụ thì xem như vứt luôn. Anh em nhân viên gắn bó với mình bao nhiêu năm, không thể nói nghỉ là nghỉ; showroom trưng bày, đầu tư bao nhiêu trang thiết bị, vật chất, hàng hóa, chẳng lẽ gỡ hết để trả tiền thuê mặt bằng?
Thế nên, người kinh doanh cứ phải gồng gánh, phập phồng mong hết dịch. Chúng tôi đi thu công nợ, khách hàng cũng đang thực sự khó khăn, hàng mình giao tới còn chất đầy kho, rồi họ cũng bị khách lẻ khất nợ giống mình. Khó khăn dây chuyền, chúng tôi cũng đành phải thông cảm, dìu nhau mà sống cho qua dịch.
>> 'Giảm 30% lãi suất để cởi trói cho người vay ngân hàng'
Doanh nghiệp tôi làm ăn bao nhiêu năm, không hề gian dối, nhưng mới chậm tiền trả nợ ngân hàng có mấy ngày, đã bị gọi điện giục liên tục. Tôi nghĩ làm ăn có qua có lại, có bạn nói 90% doanh nghiệp nhỏ không có quỹ dự phòng rủi ro, có vay có chịu, phải có trách nhiệm với hành động của mình, tại sao lại cứ đẩy trách nhiệm về phía ngân hàng... Nhưng thử hỏi liệu ngân hàng có quỹ dự phòng rủi ro không? Nếu có thì sao trong trường hợp cấp bách như vậy không đem ra dùng, hỗ trợ chính bạn hàng của mình được phần nào hay phần đó?
Không phải chúng tôi cố đẩy trách nhiệm về phía ngân hàng, mà thực tế ngân hàng lại đang đẩy khó khăn về phía doanh nghiệp. Đã xoay tiền không ra, trăm thứ dồn vào, chúng tôi còn phải nghĩ xem bán được thứ gì để trả lãi ngân hàng, trong khi thực tế dịch bệnh như hiện nay, muốn bán cũng không phải dễ.
Chúng tôi là khách hàng lâu năm, theo như cách gọi thông thường là "mối ruột", có lẽ cũng cần phải được phía ngân hàng chủ động xem xét, giải quyết linh hoạt, chia sẻ gánh nặng. Nếu cứ vin vào quy định này kia để ép nợ thì có lẽ không bao giờ tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp. Như tôi trong thời điểm này, khách hàng có khả năng trả cho chừng nào hay chừng đó, sợ nhất là họ phá sản, mình cũng tiêu luôn cả vốn.
Trần Xuân Giao
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NH Nhà nước - Ảnh: LÊ THANH
Khoản vay mà bị ảnh hưởng do dịch bệnh thì NH bắt buộc phải giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Cố tình gây khó khăn cho doanh nghiệp, thực hiện không đúng quy định, NH Nhà nước sẽ yêu cầu kỷ luật.
Ông Nguyễn Quốc Hùng
Hôm nay : 672
Tháng này : 51224
Tổng truy cập : 80959742