Sáng ngày 27-8-2019, tại Khách sạn Sailing, Số 02, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố Hà Tĩnh, Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh về Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác phòng, chống tham nhũng cho hơn 160 cán bộ gồm: Lãnh đạo và Trưởng, Phó phòng, Chuyên viên Ban Nội chính Tỉnh ủy; Thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh (Theo Quyết định số 1907/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh); Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Trưởng, phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện, thị, thành phố; Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị, thành phố; Đại diện Phòng Thanh tra.các huyện, thị, thành phố và phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam thường trú tại Hà Tĩnh, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đến dự và đưa tin.
Quang cảnh Hội nghị
Với thời gian 01 buổi sáng, trong không khí trật tự, nghiêm túc tiếp thu bài giảng, Hội nghị đã được nghe đồng chí Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày các vấn đề về: Nguồn gốc, khái niệm về tham nhũng, các loại tội phạm về tham nhũng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phòng chống tham nhũng. Những kết quả đạt được và phương hướng thời gian tới trong công tác PCTN. ...
Đồng chí Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm giảng viên tại Hội nghị
Theo đó:.Nguồn gốc của tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự xuất hiện các thiết chế quyền lực xã hội. Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ xã hôi với những biểu hiện và mức độ khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong tờng giai đoạn phát triển. Trên thực tế có nhiều quan niệm và cách diễn đạt khác nhau về tham nhũng. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 khuyến cáo các quốc gia thành viên cần phải quy định các hành vi hối lộ, tham ô, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, làm giàu bất hợp pháp, biển thủ kể cả trong khu vực tư, tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có... là tội phạm. Dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng là được thực hiện bởi người có quyền hạn trong bộ máy Nhà nước hoặc trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nói chung. Có 12 loại tội phạm về tham nhũng đó là: Tham ô tài sản. Nhận hối lộ. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và tham mưu, giúp việc về PCTN là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; Ban Nội chính Trung ương; Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy... Những năm gần đây, nhất là sau Đại hội XII, công tác PCTN được tập trung lãnh đạo, phòng ngừa, phát hiện, xử lý, tạo sự chuyển biến rõ rệt hơn; đạt được một số kết quả tích cực; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm. Cụ thể:
Không khí trật tự, nghiêm túc tiếp thu bài giảng tại Hội nghị
Bên cạnh pháp luật hình sự, lần đầu tiên từ năm 2015 đến nay, ta đã có 4 văn bản chính trị, pháp lý, tầm cao và các văn bản chi tiết thi hành, tạo ra hệ thống quy định chưa bao giờ đầy đủ như bây giờ. Thể chế quản lý kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn, hạn chế tối đa những kẻ hở dễ bị lợi dụng. Đã tập trung phát hiện nhiều vụ việc tham nhũng kinh tế lớn, nghiêm trọng, phức tạp, được dư luậnxã hội đồng tình ủng hộ.
Đồng chí Phạm Anh Tuấn nêu vấn đề khó khăn trong việc xác định tài sản thu hồi và công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế
Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với hơn 500 tổ chức đảng và 35.000 đảng viên vi phạm; trong đó có gần 1.300 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng(có 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.đã thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự. 13 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương, 01 Ủy viên Bộ Chính trị và nhiều tướng lĩnh công an, quân đội bị xử lý hình sự). Cơ quan thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 170.000 tỷ đồng và 12.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý 200 vụ việc, Ban Chỉ đạo.Trung ương về PCTN đã tổ chức 31 đoàn kiểm tra giám sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng tại 63 tỉnh, thành phố, kiến nghị xử lý 452 vụ việc vụ án kinh tế tham nhũng. Thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng một số vụ án khá cao như: Vụ Giang Kim Đạt hơn 300 tỷ đồng; Vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỷ đồng; Vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỷ đồng, Vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỷ đồng; Vụ Phạm Công Danh (giai đoạn I hơn 6.000 tỷ đồng); Vụ AVG hơn 8.000 tỷ đồng...
Két luận của đồng chí Tổng Bí Thư - Chủ tịch nước - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tại Hội gnhị toàn quốc về công tác PCTN ngày 25/6/2018 đã đánh giá: "Công tác PCTN được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; Các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực.Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước."
Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận thì công tác PCTN hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém: Năng lực lãnh đạo của không ít cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên còn yếu. Nhiều cấp ủy, tổ chức chưa dành đủ sự quan tâm cần thiết lãnh đạo, chỉ đạo PCTN; Chưa phát hiện và đấu tranh kịp thời những trường hợp có biểu hiện tham nhũng trong nội bộ. Thứ hai là thể chế quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng tạo lợi ích nhóm để tham nhũng. Thứ ba là công tác TCCB còn hạn chế, yếu kém, dư luận băn khoăn nhiều về những biểu hiện thiếu minh bạch trong công tác cán bộ; thứ tư là công tác phát hiện, xử lý tham nhũng mặt bằng chung toàn quốc chưa tương xứng với tình hình; thứ năm là thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng còn rất hạn chế; Sáu là tham nhũng vặt còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội; Bảy là tham nhũng liên quan đến hoạt động ngân hàng thời gian qua đáng báo động; Tám là từ những hạn chế, yếu kém trên cho ta thấy: Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp; Quy mô thiệt hại nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng ngày càng lớn. Xuất hiện tham nhũng có tổ chức, lợi ích nhóm có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia...
Có nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là: Một số cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, chưa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; Hai là cơ chế chính sách về quản lý kinh tế - xã hội nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập, thiếu công khai, minh bạch và nhất quán; ba là một số quy định về PCTN thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, thiếu tính khả thi, không phù hợp thực tiễn; Thứ tư là còn phổ biến tâm lý "Cam chịu", "Chung sống" với tham nhũng, đây là môi trường thuận lợi để tham nhũng tồn tại, nảy nở và thứ năm là trong điều kiện chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, hội nhập sâu rộng, theo đó hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.
Quyết tâm đến cuối nhiệm kỳ XII(2021) phấn đấu đạt mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng". Đây là yêu cầu lớn, quyết tâm rất cao của Bộ Chính trị về phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ này. Quan điểm PCTN: Một là, Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác PCTN; Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự. Hai là, PCTN phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Ba là, PCTN là công việc hệ trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, trong đó phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; Phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Chủ động phòng ngừa; tích cực phát hiện; kiên quyết xử lý. Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ đại hội XII, cơ bản hoàn thành một bước xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "Không thể tham nhũng".Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, vì tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lựcvà quyền lực luôn có xu hướng bị tha hóa. Từ đó, phải kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền lực của người có chức vụ quyền hạn.
Về nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm 2019: Cần tiếp tục đẩy mạnh, kiên trì, thường xuyên, liên tục với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn, đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong phòng, chống tham nhũng, góp phần chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, tập trung làm tốt một số nhiệm vụ:
Chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa trong công tác PCTN ở các bộ, ngành, địa phương, cơ sở; kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước nói chung, các cơ quan PCTN nói riêng những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.
Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN theo chương trình của Ban Chỉ đạo.
Chỉ đạo khẩn trương hoàn thành kết luận thanh tra Dự án mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc; thanh tra chuyên đề về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế; kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Bình Phước và Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình.
Tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 23 vụ án, xét xử sơ thẩm 25 vụ án, xét xử phúc thẩm 04 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 28 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là hoàn thành xét xử sơ thẩm 08 vụ án trọng điểm trong năm 2019 theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2019 của Ban Chỉ đạo.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh PCTN; hoàn thành các Đề án theo Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; báo cáo nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, định hướng lớn về công tác PCTN để phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Ban Chỉ đạo đã thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo 06 vụ án, 10 vụ việc đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật; bổ sung 01 vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SARGI) vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; báo cáo kết quả kiểm tra chuyên đề công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; cho ý kiến vào Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 163-QĐ/TW ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo để hoàn thiện, trình Bộ Chính trị.
Qua Hội nghị Tập huấn giúp cán bộ công chức, viên chức là lãnh đạo và Trưởng, Phó phòng, Chuyên viên Ban Nội chính Tỉnh ủy; Thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh; Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; - Trưởng, phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện, thị, thành phố; Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị, thành phố; Đại diện Phòng Thanh tra.các huyện, thị, thành phố nâng cao nhận thức về tầm quan trọng công tác PCTN trong tình hình hiện nay cũng như trong công việc, công tác quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn của các đơn vị trong thời gian tới ngày càng tốt hơn./.
Hôm nay : 10153
Tháng này : 39833
Tổng truy cập : 88090376