Hà Tĩnh đã và đang phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN, hình thành các không gian trao đổi nghiên cứu, sáng tạo.
- Hà Tĩnh đã và đang phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN, hình thành các không gian trao đổi nghiên cứu, sáng tạo.
Sau những nỗ lực triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Quốc gia đến năm 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Chính phủ), tinh thần khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp trên địa bàn Hà Tĩnh. Việc hỗ trợ doanh nghiệp KNĐMST đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm; hệ sinh thái khởi nghiệp bước đầu dần hình thành, tạo đà phát triển trong giai đoạn mới.
Số lượng các dự án khởi nghiệp tại Hà Tĩnh ngày càng tăng, chủ yếu tập trung vào các ý tưởng phát triển nâng cao giá trị sản phẩm tại địa phương.Số lượng các dự án khởi nghiệp tăng và ngày càng có chất lượng, chủ yếu tập trung vào các ý tưởng phát triển nâng cao giá trị sản phẩm tại địa phương. Các dự án đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khẳng định vai trò của KNĐMST là một trong những động lực then chốt thúc đẩy phát triển KT-XH, là “chìa khóa” để chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và ĐMST.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều khởi sắc, song hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa được hoàn chỉnh để thúc đẩy, nuôi dưỡng hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp. Chưa có doanh nghiệp khởi nghiệp thành công và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gọi được vốn đầu tư từ những quỹ đầu tư. Doanh nghiệp khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới còn ít. Trên địa bàn tỉnh chưa có quỹ đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo…
Chị Nguyễn Thị Huyền Trang - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Linh Trang (TP. Hà Tĩnh) là một trong những người trẻ ở Hà Tĩnh mạnh dạn khởi nghiệp và đạt được thành tựu bước đầu. Tuy nhiên chị lại “loay hoay” khi có những ý tưởng khởi nghiệp khác.
Chị Nguyễn Thị Huyền Trang - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Linh Trang (TP. Hà Tĩnh).Chị Trang chia sẻ: "Tôi mở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm trầm hương và đang cho thấy hiệu quả. Hiện nay, tôi muốn mở rộng sản xuất cũng trong lĩnh vực này nhưng ở mảng khác (thương mại và du lịch…) thì đang phân vân giữa việc mở rộng quy mô doanh nghiệp hiện nay hay thành lập doanh nghiệp mới; doanh nghiệp mới thì là doanh nghiệp truyền thống như tôi đã thành công hay doanh nghiệp ĐMST?".
Những câu hỏi của chị Trang cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người trẻ ở Hà Tĩnh hiện nay. Hầu hết các “Startup” đều mong muốn KNĐMST nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng phát triển và nguồn vốn đầu tư.
Về vấn đề này, anh Phạm Anh Cường - Giám đốc Quỹ đầu tư BestB Capital (Hà Nội) phân tích: “Doanh nghiệp truyền thống sẽ có tính ổn định, an toàn cao hơn, không bắt buộc đột phá, chỉ cần tập trung vào những cái đã có sẵn trên thị trường, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm. Còn doanh nghiệp ĐMST cần có đột phá cao, tuy không yêu cầu khắt khe về lợi nhuận sớm nhưng đòi hỏi tốc độ tăng trưởng nhanh, không giới hạn. Doanh nghiệp ĐMST không chỉ tạo ra giá trị cho bản thân mà phải tạo ra giá trị cho xã hội. Về phần vốn, các quỹ đầu tư như chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu như các ý tưởng, dự án có tiềm năng.”
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân ứng dụng KH&CN vào sản xuất cũng như hỗ trợ KNĐMST.Theo các chuyên gia khởi nghiệp, Hà Tĩnh là một trong những địa phương có tiềm năng để KHĐMST. Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu - chuyên gia phát triển hệ sinh thái Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia cho rằng: Hà Tĩnh có tiềm năng khởi nghiệp và tăng trưởng xanh toàn diện. Tỉnh có hơn 10.700ha ruộng lúa đã được dồn điền đổi thửa; có 40 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích 1800ha; có 1.624ha cây trồng các loại được cấp giấy chứng nhận Vietgap và Global Gap… Đây là những dư địa lớn, sẵn có để phát triển hệ sinh thái du lịch nông nghiệp bền vững.
Cũng theo các chuyên gia, để thúc đẩy hoạt động KNĐMST, Hà Tĩnh vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là cần tăng cường hoạt động hỗ trợ KNĐMST gắn với hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN, hình thành các không gian trao đổi nghiên cứu, sáng tạo.
Cuộc thi KNĐMST hằng năm đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân.Giám đốc Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn cho biết: Với vai trò là cơ quan đầu mối, đơn vị đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo việc làm và phát huy tinh thần sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
"Thời gian tới, ngành KH&CN tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương trong thực thi các chính sách liên quan đến hỗ trợ KNĐMST. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nhất là lực lượng thanh niên, sinh viên. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo về KNĐMST, khuyến khích, vận động doanh nhân trẻ, cá nhân khởi nghiệp thành công thành lập các câu lạc bộ KNĐMST nhằm chia sẻ, hướng dẫn tư vấn hỗ trợ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh liên kết với mạng lưới các chuyên gia, cố vấn, các quỹ đầu tư khởi nghiệp trong nước, quốc tế để thu hút và huy động nguồn lực hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mới đây, sở đã phát động Cuộc thi KNĐMST Hà Tĩnh lần thứ 7 năm 2024 (Techfest Hà Tĩnh 2024)", ông Bùi Quang Hoàn thông tin thêm.
Hôm nay : 253
Tháng này : 17395
Tổng truy cập : 70058238