Vượt qua những thách thức cùng khó khăn, kinh tế Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 vẫn duy trì xu hướng tích cực. Các ngành, các lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng đến cuối năm.
Vượt qua những thách thức cùng khó khăn, kinh tế Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 vẫn duy trì xu hướng tích cực. Các ngành, các lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng đến cuối năm.
Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2024 tăng 0,48% so với tháng trước.
Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,73%. Trong mức tăng 0,48% của CPI tháng 7 năm 2024 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá.
Lạm phát cơ bản trong tháng tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 7 năm 2024 ước đạt 528,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,3%; may mặc tăng 6,9%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 13,9%; du lịch lữ hành tăng 6,8%.
Lũy kế 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ tăng 10,6%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,2% (cùng kỳ tăng 9,8%).
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2024 ước đạt 2.801,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,3% tổng mức và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023 (loại trừ yếu tố giá tăng 4,3%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,1%; may mặc tăng 9,1%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 3,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,2%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm 2024 ước đạt 419,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng năm 2024 ước đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,0% tổng mức và tăng 31,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu dịch vụ khác của 7 tháng năm 2024 ước đạt 370,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng cả nước có 14,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là hơn 110 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 88,4 nghìn lao động, giảm 6,3% về số doanh nghiệp, giảm 22,8% về vốn đăng ký và tăng 3,3% về số lao động so với tháng 6/2024. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 13% về số vốn đăng ký và tăng 11,9% về số lao động.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 17,6% so với tháng trước và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, cả nước còn có hơn 6,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,2% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng trong tháng, có 6.837 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 26,2% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2023; 7.035 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 30,2% và tăng 33,8%; có 1.730 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% và tăng 9,4%.
Lũy kế 7 tháng năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là hơn 78 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2023; hơn 35,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 1,5%; 11,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 14,5%. Bình quân một tháng có hơn 17,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Cũng trong tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 69,72 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 7 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 439,88 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu tăng 15,7%; nhập khẩu tăng 18,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 14,08 tỷ USD.
Về xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 năm 2024 ước đạt 35,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,87 tỷ USD, tăng 9,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,05 tỷ USD, tăng 5,6%.
So với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước tính tăng 19,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 25,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 16,7%. Lũy kế 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,08 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 163,9 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm 72,2%.
Về nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 năm 2024 ước đạt 33,8 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 10,8%.
So với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch
Hôm nay : 498
Tháng này : 41078
Tổng truy cập : 89223110