Việc tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đem lại rất nhiều cơ hội, cũng như thách thức đến cho Việt Nam. TPP là thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của hiệp định thương mại tự do...
Sở Tư pháp Hà Tĩnh Khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật giới thiệu các nội dung cơ bản của Hiệp định TPP.
Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 13/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngày 16 tháng 8 năm 2019, tại Khách sạn Bình Minh, Số 09, đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật giới thiệu các nội dung cơ bản của Hiệp định (CPTPP).cho gần 50 cán bộ là Đại diện Lãnh đạo Văn phòng ĐĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Đại diện Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Liên minh Hợp tác xã; Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh; Ban Giám đốc Sở Tư pháp; Trưởng, phó các Phòng, Giám đốc Trung tâm thuộc Sở Tư pháp; Cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Một số Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh theo Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh; Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã; Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh và các Phóng viên Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH tỉnh (đến dự và đưa tin).
Giảng viên đến từ Đại diện Vụ pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp trình bày giới thiệu về Hiệp định TPP,
Lớp học đã được đồng chí Giảng viên đến từ Đại diện Vụ pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp trình bày giới thiệu về Hiệp định TPP, Các thành viên của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP; Các lĩnh vực có trong hiệp định TPP; tầm quan trọng của Hiệp định TPP và cơ hội cho Việt Nam khi tham gia hiệp định TPP. Theo đó:.
TPP là viết tắt của trans-pacific partnership agreement, được dịch là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đây là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do, được ký kết giữa 12 nước vào tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand, sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu á Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu gồm 4 nước đó là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore. Sau đó có thêm 5 nước đàm phán để gia nhập: Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Vào tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thỏa thuận cơ bản trong hiệp định TPP 11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp Định đó là hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CP TPP.
Các quốc gia thành viên: Hoa Kỳ (đã rút), Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, mexico, Canada, Nhật Bản.
Ngoài ra các nước như Colombia, Philippines, Thái Lan, đài Loan, Hàn Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm và muốn tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.
Các học viên tương tác với giảng viên về nội dung hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP
Mục tiêu ban đầu của hiệp định đó là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Thỏa thuận này bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, TPP sẽ thống nhất các luật lệ, quy tắc chung giữa các nước, bao gồm: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, an toàn lao động… Thông qua hiệp định TPP, các nước có sự tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ hơn, tăng cường dòng chảy vốn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhóm thành viên.
Các khía cạnh của hiệp định thương mại tự do bao gồm các lĩnh vực sau:
Thương mại điện tử Dịch vụ xuyên Biên giới Môi trường Thuế Dịch vụ tài chính Sở hữu trí tuệ Chi tiêu công của chính phủ Lao động Đầu tư Giải quyết các tranh chấp phát sinh Yêu cầu nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa Kiểm dịch thực phẩm Viễn thông Dệt may Bồi thường thiệt hại thương mại
Nhóm thành viên tham gia TPP đều là thành viên của tổ chức hợp tác Kinh tế châu á Thái Bình Dương APEC. Không thể phủ nhận những vai trò quan trọng của nhóm thành viên này đối với nền kinh tế-xã hội với thế giới, dân số 650 triệu người, trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 31481 USD, tổng GDP đạt hơn 20 nghìn tỷ USD (số liệu năm 2011).
Điều đáng chú ý ở đây là, sáng kiến hợp tác này do Mỹ dẫn đầu-nền kinh tế đứng đầu thế giới, đã coi khu vực châu á Thái Bình Dương là chìa khóa để phát triển trong tương lai. Trong một vài năm tới đây, có thể một số các thành viên khác trong APEC cũng sẽ tham gia TPP. Điều này có thể chứng minh rằng, hiệp định TPP ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Việc tham gia vào hiệp định TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo dự tính của các chuyên gia, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng 23,5 tỷ USD vào năm 2020, và xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Ở nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng sau khi ký kết TPP, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong các quốc gia thành viên.
Việc tham gia TPP tạo điều kiện cho Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bên cạnh đó, hiệp định còn hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo công nghiệp hóa-hiện đại hóa, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh.
Cơ hội cho Việt Nam khi tham gia hiệp định TPP
Tạo động lực để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ cũng như khả năng sản xuất của nền kinh tế.
Thu hút dòng FDI với giá trị lớn và công nghệ cao
Tạo cơ hội để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam dần trở thành một địa chỉ hấp dẫn đầu tư, thu hút nhiều dự án lớn từ các tập đoàn đa quốc gia.
Khi tham gia vào TPP, Việt Nam được tạo điều kiện để nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa thị trường mua sắm công, đấu thầu chính phủ.
Tham gia vào hiệp định TPP giúp Việt Nam có được rất nhiều cơ hội để phát triển cả về kinh tế và xã hội, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức cần được giải quyết. Qua lớp tập huấn đã giúp cán bộ công chức, viên chức là Đại diện Lãnh đạo Văn phòng ĐĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Đại diện Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Liên minh Hợp tác xã; Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh; Ban Giám đốc Sở Tư pháp; Trưởng, phó các Phòng, Giám đốc Trung tâm thuộc Sở Tư pháp; Cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Một số Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã; Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng hiệp định TPP, cũng như trong công việc, công tác quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn của các đơn vị trong thời gian tới ngày càng tốt hơn./.
Hôm nay : 10100
Tháng này : 39798
Tổng truy cập : 88080127