Từ 1-1-2020 luật ‘cấm rượu bia khi lái xe’ có hiệu lực. Từ 01-01-2020 00:01, người dân phải chọn: đã uống bia rượu thì không lái xe; hoặc lái xe – dù là xe đạp – cũng không được uống một giọt bia rượu.
Luật mới về bia rượu khi lái xe: cấm tiệt, không còn quy định nồng độ cồn trong máu trên ngưỡng mới vi phạm như trước và mở rộng các đối tượng khi tham gia giao thông.
Ảnh minh họa
Điểm đáng chú ý nhất trong luật này là cấm triệt để việc điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong người. Tức là luật này cấm mọi hành vi lái xe khi người điều khiển đã uống rượu bia, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo).
Trong khi đó, luật hiện hành cho phép người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn, miễn không vượt mức cho phép.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 cũng quy định không được quảng cáo rượu bia trong khung giờ 18-21h hàng ngày trên các loại hình báo chí như báo hình, báo nói; không được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông; cơ sở bán rượu bia phải niêm yết không bán hàng cho người dưới 18 tuổi; không mở điểm bán rượu bia cố định trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên cơ sở y tế, nhà trẻ, mẫu giáo...
Ngoài ra, luật còn có điều khoản cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia…
Như vậy, phải vận dụng nhuần nhuyễn điều luật “cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia” như một sự phối hợp, chia lửa để thực thi điều luật không bia rượu khi lái xe.
Chỉ còn một ngày nữa là luật cấm rượu bia khi lái xe có hiệu lực, Hãy thay đổi ngay thói quen dùng rượu bia để giảm thiểu về TNGT có liên quan đến rượu bia, kéo giảm được số người thương vong do say xỉn nhưng vẫn lái xe.
Hãy tận dụng “điều luật lịch sử” để thay đổi thói quen về rượu bia. Đó là thử thách cho tất cả mọi người.
Hôm nay : 242
Tháng này : 17384
Tổng truy cập : 70055144