Câu chuyện về những người con Hà Tĩnh nơi đất khách, quê người có những số phận, hoàn cảnh éo le, đã nỗ lực không mệt mỏi để thành đạt, thành danh… âu cũng là chuyện bình thường. Nhưng với những người đang sinh sống tại Hà Tĩnh, nhất là người trong anh em, họ hàng, làng xóm quê hương lại là những thông tin mới. Họ tự hào, cảm phục đã có những người thân thành đạt sau bao năm xa cách. Đây cũng là điềumuốn nói trong tập ký sự Truyền hình: "Người Hà Tĩnh muôn nơi" của nữ Nhà báo Trần thị Phương Hoa
Câu hát ấy đã thôi thúc bao người con Hà Tĩnh xa quê luôn hướng về cội nguồn và gợi mở cho những người đang sống và làm việc hôm nay ở Hà Tĩnh cất công tìm đến gặp gỡ, chia sẻ với những người con xa xứ.
Tiếp nối thành công của phần một của tác phẩm “ Người Hà Tĩnh muôn nơi” với “Qua miền Tây Bắc” nói về các chuyến đi các tỉnh vùng Tây Bắc, lần này nhà báo Phương Hoa tiếp tục cho ra mắt phần hai “ Nắng phương Nam” để cùng gặp gỡ, cảm nhận vùng đất phương Nam Tổ quốc. Ở đó, nhiều người con của Hà Tĩnh đang sinh sống, lập nghiệp.
Không phải khi cùng kịp làm phim ký sự lên đường ra Thủ đô, lên Tây Bắc hay vào Nam mới hình thành tác phẩm; mà câu chuyện về “ Người Hà Tĩnh muôn nơi’ đã hình thành, nhen nhóm và mong ước thực hiện đã từ lâu. Nhiều chương trình giao lưu nghệ thuật truyền hình trực tiếp như: “ Lam Hồng vẫy gọi”, “Huyền thoại Trường Sơn” hay các chương trình giao lưu thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Bình Định, Bắc Ninh và nhiều vùng trong nước do tác giả tham gia thực hiện đã gợi mở nên nhiều câu chuyện về những người con xa quê.
Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh mà không về được phải tiếc nuối và sống bằng những kỷ niệm. Cũng có thể là lời khuyên, lời dặn dò của ai đó cho con cháu, bạn bè. Những người sinh ra và lớn lên hoặc gốc quê ở Hà Tĩnh mà nhớ về Hà Tĩnh là điều dễ hiểu. Nhưng nỗi nhớ ấy lại mang những nổi niềm rất đặc biệt, thầm kín và chưa thể hiểu hết ở một vùng đất đầy những trầm tích về lịch sử, văn hóa.
Hiểu được nỗi niềm, nhưng người làm phim ký sự đã lên đường mang theo bao thứ “ đồ nghề”, quà quê.. nhưng nhiều hơn là ước vọng khám phá về vùng đất mà những người con Hà Tĩnh đang sinh sống. Và mang nặng hơn với người phụ trách, “thân gái dặm trường”, tác giả chính của thiên ký sự là trách nhiệm, sự lo lắng…cho tác phẩm lên sóng. Rồi cả chuyện “bếp núc’, nơi ăn, nghỉ cho cả đoàn. Và cả nhiệm vụ được giao của Ban Giám đốc, Ban Biên tập trao gửi, kỳ vọng.
Lần lượt 20 tập ký sự truyền hình “Người Hà Tĩnh muôn nơi” đã phát sóng, đã nhận được sự động viên, cảm phục của đồng nghiệp và hơn hết là của những người trong cuộc.
Câu chuyện về những người con Hà Tĩnh nơi đất khách, quê người có những số phận, hoàn cảnh éo le, đã nỗ lực không mệt mỏi để thành đạt, thành danh… âu cũng là chuyện bình thường. Nhưng với những người đang sinh sống tại Hà Tĩnh, nhất là người trong anh em, họ hàng, làng xóm quê hương lại là những thông tin mới. Họ tự hào, cảm phục đã có những người thân thành đạt sau bao năm xa cách. Do vậy, khi tác phẩm lên sóng đã có sự đón nhận của nhiều khán giả; những trông ngóng của nhiều người từ quê hương
Cả hai tập sách đều chung một nỗi niềm, cảm xúc. Cách viết dung dị, gần gũi nhưng không xô bồ, tự nhiên mà tạo được những điểm nhấn cần thiết. Nhiều câu chuyện được kể có những tình tiết mới, cuốn hút người xem và người đọc. Đọc các câu chuyện, những cuộc giao lưu, gặp gỡ thấy tác giả vừa có trải nghiệm, vừa luận bàn, vừa chuyển đến những thông điệp mạnh mẽ. Đó là dù bất cứ phương trời nào người Hà Tĩnh vẫn nỗ lực hết mình để dựng xây cơ nghiệp; để khẳng định, tự hào là người từng sinh ra và mang dòng máu của vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, khoa bảng. Họ vẫn giữ bản sắc cốt các Hà Tĩnh. Và bao trùm lên tất cả là họ luôn ngóng trông về quê hương, xứ sở.
Người Hà Tĩnh thế đó, luôn vượt lên mọi khó khăn, xông pha can trường, giàu lòng ân nghĩa thủy chung, dễ hòa nhập nhưng vẫn gữi được bản sắc.
Chính khai thác được những tình cảm, trách nhiệm, nhất là bản sắc văn hóa trong mỗi người Hà Tĩnh xa quê đã thu hút người đọc. Một câu ví, giặm được cất lên, một địa danh làng được nhắc đến, một người thân được gọi tên nơi vùng đất xa xôi thật xúc động biết bao. Điều này đã góp phần vào thành công của tác phẩm.
Khó có thể lý giải hết vì sao những người Hà Tĩnh xa quê luôn nặng lòng với quê đến vậy. Đọc “Người Hà tĩnh xa quê” ta cảm nhận được những điều tác giả muốn gửi gắm.
Đó là Hà Tĩnh có núi Hồng sông Lam biểu tượng cho cả xứ Nghệ. Thế núi hình sông, tạo dựng đã làm cho vùng đất này trở nên kỳ vỹ với nhiều di tích, danh thắng nỗi tiếng.
Đó là vùng đất với những con người yêu quê hương, yêu nước nồng nàn và có ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ, giữ yên bờ cõi. Đó là truyền thống lao động cần cù, kiên trì chịu đựng gian khổ đấu tranh không mệt mỏi với thiên tai khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Ở đó, có những con người ham học hỏi, tôn sư trọng đạo, có chí học hành, tiến thủ; do vậy thời nào cũng có người đỗ đạt cao. Đó là truyền thống đoàn kết gắn bó, tương thân tương ái sống có nghĩa tình, thủy chung, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống.
Đó cũng là vùng đất thiên tai khắc nghiệt, mưa, nắng, bão, lũ, triều cường, còn nhiều khó khăn. Đó là vùng quê với nhiều làn điệu dân ca ví, giặm, ca trù xao xuyến lòng người. Để rồi, qua câu chuyện kể của tác giả với những người trong cuộc họ càng tự hào về quê hương. Ở đó, đang mở ra nhiều công trình, dự án mới. Là điểm đến của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sau mỗi câu chuyện, thước phim là lời mời những người con Hà Tĩnh muôn nơi có dịp trở về quê để chứng kiến sự trỗi dậy của những con người đang thủy chung gắn bó và đang nỗ lực hết mình cho Hà Tĩnh hôm nay.
Sau mỗi chuyến đi được gặp gỡ, mỗi chương trình được phát sóng, những người con Hà Tĩnh xa quê đã xích lại gần nhau, sẻ chia buồn vui trong cuộc sống. Ở một số tỉnh, sau khi Đoàn làm phim về, Hội đồng hương Hà Tĩnh đã được thành lập. Chỉ vậy thôi những người thực hiện ký sự cũng đã có những đóng góp cho sự kết nối giữ quê hương với những người con xa quê.
Với nguồn tư liệu phong phú trải khắp các vùng từ Bắc vào Nam đã ghi lại được, với thể loại mới lần đầu được thực hiện trên sóng truyền hình Hà Tĩnh, nhà báo Trần Thị Phương Hoa đã có cách thể hiện riêng. Lời văn trong tập sách như được tích hợp của cả kịch bản, lời bình; vừa kể chuyện, vừa làm cho độc giả hình dung được nơi đoàn làm phim chứng kiến, gặp gỡ; vừa mang theo cảm xúc đến vùng đất mới, nhưng cũng có những lý giải đầy lý trí để chuyển tải thông tin để mọi người.
Tác giả cũng là người đầu tiên của Đài thông qua các chương trình ký sự truyền hình đã biên tập lại thành các tập sách. Thời gian lùi xa, nhưng những tên đất, tên người, những cuộc gặp gỡ ân tình vẫn còn lưu mãi. Năm tháng đi qua, những thước phim, câu chuyện về người Hà Tĩnh xa quê luôn sống động. Một cuốn sách đáng đọc để biết về những người con Hà Tĩnh muôn nơi, để hiểu thêm công sức trí tuệ của đội ngũ làm ký sự ở Đài hôm nay.
Như tên gọi của hai tập sách, vẫn còn nhiều người Hà Tĩnh muôn nơi đang ngày đêm hướng về quê hương, bản quán và đang đón chờ những tác phẩm mới của tác giả cùng đội ngũ những người làm ký sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh đến khám phá, gặp gỡ với tất cả nỗi niềm./.
Hôm nay : 484
Tháng này : 23646
Tổng truy cập : 97801913