Ngày 21/10, kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Dự phiên khai mạc có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn… Trước đó, đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, MTTQ Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quang Vinh. Vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu Trình bày Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại những khó khăn trong năm qua như từ đầu năm đến nay, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi. Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại; cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng; giá vàng tăng cao, giá dầu thô biến động mạnh; rủi ro trên thị trường quốc tế tăng lên; nhiều quốc gia nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ. Tình hình khu vực, Biển Đông diễn biến rất phức tạp. Thế nhưng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, dự kiến chúng ta sẽ hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Khái quát về các kết quả ấn tượng, Thủ tướng đưa ra các dẫn chứng: Các tổ chức quốc tế uy tín và nhiều quốc gia, đối tác đánh giá cao và khẳng định Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu. Nước ta được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018. Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá năng lực cạnh canh của Việt Nam cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột: Thể chế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. Điển hình là tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Trong điều kiện thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh, chúng ta vẫn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, bày tỏ quan điểm đồng tình, ông Vũ Hồng Thanh- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi, năm 2019 là một năm đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đạt tương đối đồng bộ các mục tiêu tổng quát đã được Quốc hội đề ra; là năm thứ 2 liên tiếp ước đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng GDP ước đạt 6,8%, lạm phát đạt dưới 3% và bội chi ngân sách đạt 3,4% GDP. Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Quang Vinh. Siết chặt kỷ cương Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng cho rằng, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng một số yếu tố chưa thực sự vững chắc. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém còn gặp nhiều khó khăn. Thực thi pháp luật nhiều nơi chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy ở một số lĩnh vực chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực chưa thực chất; còn tình trạng tham nhũng vặt. Khiếu kiện về đất đai tuy đã giảm nhưng vẫn còn bức xúc ở một số địa phương. Những yếu kém trên, theo Thủ tướng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Theo đó, một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu tinh thần quyết tâm, chưa đổi mới, dám nghĩ, dám làm, chưa thực sự quyết liệt hành động; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. “Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn buông lỏng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế” - Thu tướng nhìn nhận và chỉ rõ xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, trì trệ trong giải quyết công việc sau quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở không ít cơ quan, đơn vị. Để thấy rõ hơn những kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những thành tựu nêu trên, bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn về tăng trưởng kinh tế như cần phân tích rõ động lực, chất lượng của tăng trưởng để phát huy cho các năm sau; đánh giá thực trạng và tác động của khoa học, công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Theo ông Vũ Hồng Thanh: Công tác thực thi, tổ chức thực hiện pháp luật ở một số lĩnh vực, một số nơi còn chưa nghiêm. Công tác điều tra xét xử các vụ án tham nhũng, xử lý tội phạm tiếp tục chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn tồn tại vi phạm pháp luật trong thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Còn tình trạng lợi dụng tôn giáo, mạng xã hội để lừa đảo, trục lợi. Đáng chú ý, theo ông Thanh,vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản còn xảy ra ở một số nơi, chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Một số vấn đề như tội phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với khối lượng lớn, quy mô rộng; tình trạng chặt, phá rừng; vệ sinh an toàn thực phẩm; hoạt động quản lý bến bãi cần được làm rõ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ Đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Thủ tướng đã đưa ra một số mục tiêu tổng quát như: Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Về nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020, cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cần tăng cường kiểm tra, phát hiện các văn bản sai nội dung, trái thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo, việc chậm triển khai luật, pháp lệnh và xử lý sai phạm. Hướng dẫn và triển khai các chính sách về đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Thực hiện quyết liệt việc cắt giảm thủ tục hành chính một cách thực chất; minh bạch và xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ… ĐBQH tại phiên khai mạc kỳ họp. Ảnh: Quang Vinh. * Thúc đẩy phát triển bền vững, chăm lo cuộc sống cho Nhân dân Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Năm 2020 là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020. Do đó trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện về những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, Quốc hội sẽ nghiên cứu, phân tích, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có căn cứ, cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tiếp tục chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia; giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước; góp phần tích cực xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. * Thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán Thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Mặc dù ước thu NSNN năm 2019 là năm thứ tư vượt dự toán, nhưng còn chưa chắc chắn. Thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán. Số thu NSNN thực chất từ nội lực nền kinh tế tăng còn thấp. Năm 2019 nhiều địa phương ước thu thấp không đạt dự toán Chính phủ giao và HĐND giao. Một số địa phương là trọng điểm thu NSNN lại có tiến độ thu chậm, như: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đề nghị Chính phủ lưu ý có biện pháp quyết liệt để thực hiện các vấn đề này trong công tác hành thu NSNN từ nay đến cuối năm. * Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020 -Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP. -Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%. -Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%. H.Vũ Tổng kim ngạch / GDP / Xuất khẩu / Nhập siêu / Kinh tế vĩ mô / Lạm phát / Tăng trưởng / Quốc Hội Khóa XIV / Chỉ tiêu / Nền kinh tế / Đề ra / Thứ tám / Tổ chức quốc tế / Vượt kế hoạch / Nguyễn Xuân Phúc / Tăng trưởng kinh tế / Thực thi / Quốc hội / Cải thiện / Vũ Hồng Thanh Nóng Mới Video Chủ đề Đề xuất Tin khác Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu thế giới Thanh Tra 33 liên quan Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, tạo tiền đề vững chắc bước vào năm 2020 Biên Phòng 73 liên quan Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Nhiều đổi mới trong điều hành của Chính phủ Bnews 73 liên quan Tin nóng Tin mới Video Kiều Loan tự tin trình diễn trang phục dân tộc gắn 2000 bóng đèn VietnamNet 106 liên quan Karik viết tâm thư cho người yêu cũ Đàm Phương Linh Zing 74 liên quan Lily Chen: Tôi ám ảnh khi quay cảnh lội xuống bùn Zing 131 liên quan Nóng 24h Việt Nam lên nhì bảng sau trận thắng IndonesiaZing 50 liên quan HLV Park Hang-seo: Tuyển Việt Nam có thể thắng Thái Lan, UAEZing 11456 liên quan Công an điều tra nguyên nhân Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An tử vongZing 254 liên quan Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được miễn nhiệm chức Bộ trưởng Y tếVietnamNet 74 liên quan CĐV Thái Lan chê chiến thắng của Việt Nam trước IndonesiaZing 15 liên quan Công an đã bắt được kẻ trộm nhà ca sĩ Nhật Kim AnhPLO 71 liên quan Hải Phòng: Phẫn nộ, cô gái bị chồng hờ lột đồ, đánh đập dã manInfonet 57 liên quan Nạn vay khỏa thân chấn động Trung Quốc tràn sang MalaysiaZing 4 liên quan
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quang Vinh.
Vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu
Trình bày Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại những khó khăn trong năm qua như từ đầu năm đến nay, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi. Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại; cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng; giá vàng tăng cao, giá dầu thô biến động mạnh; rủi ro trên thị trường quốc tế tăng lên; nhiều quốc gia nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ. Tình hình khu vực, Biển Đông diễn biến rất phức tạp. Thế nhưng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, dự kiến chúng ta sẽ hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Khái quát về các kết quả ấn tượng, Thủ tướng đưa ra các dẫn chứng: Các tổ chức quốc tế uy tín và nhiều quốc gia, đối tác đánh giá cao và khẳng định Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu. Nước ta được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018. Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá năng lực cạnh canh của Việt Nam cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột: Thể chế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. Điển hình là tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Trong điều kiện thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh, chúng ta vẫn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, bày tỏ quan điểm đồng tình, ông Vũ Hồng Thanh- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi, năm 2019 là một năm đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đạt tương đối đồng bộ các mục tiêu tổng quát đã được Quốc hội đề ra; là năm thứ 2 liên tiếp ước đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng GDP ước đạt 6,8%, lạm phát đạt dưới 3% và bội chi ngân sách đạt 3,4% GDP.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Quang Vinh.
Siết chặt kỷ cương
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng cho rằng, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng một số yếu tố chưa thực sự vững chắc. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém còn gặp nhiều khó khăn. Thực thi pháp luật nhiều nơi chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy ở một số lĩnh vực chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực chưa thực chất; còn tình trạng tham nhũng vặt. Khiếu kiện về đất đai tuy đã giảm nhưng vẫn còn bức xúc ở một số địa phương.
Những yếu kém trên, theo Thủ tướng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Theo đó, một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu tinh thần quyết tâm, chưa đổi mới, dám nghĩ, dám làm, chưa thực sự quyết liệt hành động; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. “Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn buông lỏng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế” - Thu tướng nhìn nhận và chỉ rõ xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, trì trệ trong giải quyết công việc sau quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở không ít cơ quan, đơn vị.
Để thấy rõ hơn những kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những thành tựu nêu trên, bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn về tăng trưởng kinh tế như cần phân tích rõ động lực, chất lượng của tăng trưởng để phát huy cho các năm sau; đánh giá thực trạng và tác động của khoa học, công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Theo ông Vũ Hồng Thanh: Công tác thực thi, tổ chức thực hiện pháp luật ở một số lĩnh vực, một số nơi còn chưa nghiêm. Công tác điều tra xét xử các vụ án tham nhũng, xử lý tội phạm tiếp tục chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn tồn tại vi phạm pháp luật trong thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Còn tình trạng lợi dụng tôn giáo, mạng xã hội để lừa đảo, trục lợi.
Đáng chú ý, theo ông Thanh,vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản còn xảy ra ở một số nơi, chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Một số vấn đề như tội phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với khối lượng lớn, quy mô rộng; tình trạng chặt, phá rừng; vệ sinh an toàn thực phẩm; hoạt động quản lý bến bãi cần được làm rõ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ
Đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Thủ tướng đã đưa ra một số mục tiêu tổng quát như: Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Về nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020, cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cần tăng cường kiểm tra, phát hiện các văn bản sai nội dung, trái thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo, việc chậm triển khai luật, pháp lệnh và xử lý sai phạm. Hướng dẫn và triển khai các chính sách về đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Thực hiện quyết liệt việc cắt giảm thủ tục hành chính một cách thực chất; minh bạch và xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ…
ĐBQH tại phiên khai mạc kỳ họp. Ảnh: Quang Vinh.
* Thúc đẩy phát triển bền vững, chăm lo cuộc sống cho Nhân dân
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Năm 2020 là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020. Do đó trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện về những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, Quốc hội sẽ nghiên cứu, phân tích, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có căn cứ, cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tiếp tục chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia; giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước; góp phần tích cực xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
* Thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán
Thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Mặc dù ước thu NSNN năm 2019 là năm thứ tư vượt dự toán, nhưng còn chưa chắc chắn. Thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán. Số thu NSNN thực chất từ nội lực nền kinh tế tăng còn thấp. Năm 2019 nhiều địa phương ước thu thấp không đạt dự toán Chính phủ giao và HĐND giao. Một số địa phương là trọng điểm thu NSNN lại có tiến độ thu chậm, như: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đề nghị Chính phủ lưu ý có biện pháp quyết liệt để thực hiện các vấn đề này trong công tác hành thu NSNN từ nay đến cuối năm.
* Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020
-Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP.
-Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%.
-Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
H.Vũ
Hôm nay : 312
Tháng này : 5429
Tổng truy cập : 92630687