Hàng loạt chính sách nổi bật liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống thường ngày như việc làm, kế toán, tài chính, hành chính, bảo hiểm… chính thức có hiệu lực từ tháng 11 tới đây.
Ngày 30/9/2019 vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/11/2019 và cho đến ngày 31/10/2020, các văn bản trước đây của Bộ Tài chính về hóa đơn điện tử vẫn có hiệu lực thi hành như:
- Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thông tư 191/2010/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;
- Thông tư 39/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC;
- Quyết định 1209/QĐ-BTC thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;
- Quyết định 526/QĐ-BTC mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế…
Từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Xem thêm: Hướng dẫn ghi các nội dung trên hóa đơn điện tử theo Thông tư 68
Thông tư 40/2019/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân và biện pháp thi hành Luật này được áp dụng từ ngày 18/11/2019.
Đáng chú ý tại Thông tư 40, trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được sửa đổi như sau:
Bước 1. Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân (CCCD).
- Nếu khai theo mẫu trên trang Thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục và gửi đến cơ quan quản lý CCCD nơi đăng ký thường trú ngay trên trang Thông tin điện tử;
- Nếu trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh làm thủ tục thì nộp cho cán bộ tiếp nhận.
Bước 2. Cán bộ tiếp nhận xử lý
- Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;
- Nếu cơ sở dữ liệu chưa đi vào vận hành thì công dân xuất trình Sổ hộ khẩu; Nếu thông tin trên Sổ hộ khẩu không đủ hoặc không thống nhất với Tờ khai thì công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác…
Bước 3. Chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD;
Bước 4. Cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì được yêu cầu bổ sung, hoàn thiện;
Bước 5. Cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ CCCD theo thời gian, địa điểm trong giấy hẹn.
Xem thêm: Quy định mới khi chuyển CMND sang Căn cước công dân
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 41/2019/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 18/11/2019.
Theo đó, sẽ bổ sung thêm Giấy đề nghị xác nhận số Chứng minh nhân dân (mẫu CC13) khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, Thông tư này cũng thay thế một loạt các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA trước đây, cụ thể:
- Tờ khai căn cước công dân (mẫu số CC01);
- Đề xuất phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (mẫu số CC06);
- Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (mẫu số CC07);
- Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân (mẫu số CC09);
- Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu số DC01).
Ngày 20/9/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 110/2015/TT-BTC về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Nổi bật trong Thông tư sửa đổi là quy định về thời gian nộp hồ sơ, nộp thuế điện tử:
- Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.
- Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử là căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế và xử lý hành vi chậm nộp hoặc không nộp hồ sơ thuế; hoặc để tính thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định:
+ Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
+ Đối với hồ sơ khai thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
+ Đối với chứng từ nộp thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận chứng từ nộp thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
+ Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 05/11/2019.
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi chính thức được áp dụng từ ngày 05/11/2019.
Theo Nghị quyết này, dâm ô là hành vi của những người cùng giới hoặc khác giới tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi:
- Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
- Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
6. Tư vấn bảo hiểm phải có bằng đại học chuyên ngành bảo hiểm
Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.
Liên quan đến dịch vụ tư vấn bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cá nhân cung cấp dịch vụ này phải đáp ứng được điều kiện:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập, hoạt động hợp pháp ở trong hoặc ngoài nước cấp.
Trong đó đã bổ sung khái niệm về Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Đây là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
- Luật này cũng quy định cá nhân chỉ được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; Còn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp tất cả dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật...
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.
7. Người lao động được vay tối đa 100 triệu đồng từ Quỹ Việc làm
Đây là sự thay đổi đáng chú ý của Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 08/11/2019 và từ lúc này, người vay vốn được vay:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Đối với người lao động: Mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay. Thời hạn vay tối đa là 120 tháng.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác ban hành ngày 10/10/2019 có khá nhiều điểm mới so với trước đây.
Trong đó, thành viên tổ hợp tác ngoài cá nhân là công dân Việt Nam như thường lệ còn có thể là tổ chức.
Tổ chức phải là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/11/2019.
Nâng hạn mức vay cho người lao động lên 100 triệu đồng
- Có hiệu lực từ 8/11, Nghị định 74/2019 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã quy định tăng hạn mức vay, hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh lên tối đa là 2 tỷ đồng/dự án (hiện hành là 1 tỷ đồng) và không quá 100 triệu đồng cho một người lao động (mức hiện nay là 50 triệu đồng).
Ngoài ra Nghị định này cũng quy định tăng thời hạn vay vốn lên tối đa 120 tháng thay vì 60 tháng như hiện nay; Người lao động vay từ 100 triệu đồng trở lên mới cần có tài sản bảo đảm tiền vay thay vì mức 50 triệu đồng như hiện hành
- Từ 01/11/2019 sẽ áp dụng một số biểu phí mới khi thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 33/2018/TT-NHNN ban hành ngày 21/12/2018.
Cụ thể phí giao dịch thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Stt |
Loại phí |
Đơn vị thu phí |
Đối tượng trả phí |
Mức phí |
1 |
Thanh toán bằng VND |
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ đơn vị chuyển (trả) tiền |
Đơn vị chuyển (trả) tiền |
0,02% số tiền thanh toán (tối thiểu 10.000 đồng/món; tối đa 100.000 đồng/món) |
2 |
Thanh toán bằng USD |
0,02% sô tiên thanh toán (tối thiểu 0,2 usd/món, tối đa 5 usd/món) |
||
3 |
Thanh toán bằng EUR |
0,02% số tiền thanh toán (tối thiểu 0,2 eur/món, tối đa 5 eur/món) |
10. Cấm cán bộ quản lý thị trường gợi ý, đòi hỏi vật chất với người đang bị thanh, kiểm tra
Thông tư 18/2019 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường có hiệu lực từ ngày 15/11 đã bổ sung lên 25 hành vi cấm với cán bộ, công chức quản lý thị trường thay vì 15 hành vi như hiện hành.
Cụ thể Thông tư bổ sung hành vi: Gợi ý, đòi hỏi phải thỏa mãn các lợi ích vật chất, phi vật chất hoặc cố ý vay mượn tiền bạc, mua hàng của tổ chức, cá nhân đang trong quá trình thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính; hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Các hành vi bị cấm khác gồm: Tiết lộ trái phép thông tin liên quan đến bí mật nhà nước; sử dụng thông tin, tài liệu có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác để cung cấp, tư vấn trái phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc để khiếu nại, tố cáo trái pháp luật gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan chức năng...
Hôm nay : 6106
Tháng này : 49605
Tổng truy cập : 80464599