Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây những biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.
1. Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá, có phát ban dát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình. Bệnh sởi ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời có thể thành dịch.
2. Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh và nặng?
Khoảng thời gian lý tưởng cho bệnh sởi ở trẻ em phát triển thường rơi vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, thường lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (virus sởi thoát ra ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi...). Vì vậy, bệnh dễ lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông người như: văn phòng, trường học, khu dân cư.... từ đó bùng phát thành dịch.
var gax_inview_id=1539600167;var gax_inview_content_id = ".detail"; /*.class or #id of content wrapper*/var gax_inview_position=0; /*the paragraph position where ads display*/var _ase = _ase || [];/* load placement for account: vnngaynay, site: http://vngaynay.vn, zone size : 640x1280 */_ase.push([1539599179,1539600167]);
Đối tượng có khả năng lớn mắc bệnh sởi là trẻ em, là những người có sức đề kháng kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng của bệnh sởi như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp với cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
3. Triệu chứng thường gặp ở bệnh sởi
Thông thường bệnh sởi diễn ra theo 4 thời kỳ:
Thời kỳ ủ/nung bệnh: 8 - 11 ngày: Thường không có biểu hiện lâm sàng.
Thời kỳ khởi phát (giai đoạn viêm long): Kéo dài 3-4 ngày với sốt nhẹ hoặc vừa, rồi sốt cao. Sau viêm kết mạc mắt đỏ có gỉ kèm nhèm và sưng nề mi mắt, viêm xuất tiết mũi, họng: Chảy nước mắt nước mũi, ho. Còn có thể có hạch ngoại biên to.
Thời kỳ toàn phát (giai đoạn mọc ban): Kéo dài 4-6 ngày. Ban mọc trong 3 ngày: Tuần tự mọc ở sau tai, lan ra mặt rồi lan xuống đến cổ, ngực, lưng, tay, ngày 3 lan đến chân. Dạng ban là ban hồng, dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ các ban có khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay lan rộng dính liền với nhau thành từng đám tròn 3-6 mm.
Thời kỳ lui bệnh (giai đoạn ban bay): Ban bay theo thứ tự như nó đã mọc, sau khi ban bay có để lại vết thâm trên da. Thông thường khi ban bay thì hết sốt, trừ khi có biến chứng thì trẻ vẫn sốt sau khi ban bay.
4. Một số biến chứng của bệnh sởi
Khi mắc bệnh, virus sởi xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ sốt cao liên tục trong khoảng thời gian dài, lúc này khả năng miễn dịch của cơ thể đã bị giảm sút, vì vậy, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sởi ở trẻ em có thể để lại những biến chứng nguy hiểm:
- Viêm tai giữa
- Viêm loét giác mạc
- Viêm não cấp tính chiếm (khoảng 0,1% số ca mắc sởi)
- Tiêu chảy
- Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu Influenzae tuýp B, Hemophilus
5. Cách điều trị bệnh sởi
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh sởi, cách tốt nhất để không mắc phải virus này đó chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với người đang mắc bệnh thì phương pháp điều trị chủ yếu là xử lý các triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng và ngăn chặn biến chứng.
Một số cách dùng để điều trị triệu chứng bệnh sởi:
- Hạ sốt: Có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt vật lí hoặc sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol.
- Thuốc ho, long đờm
- Kháng histamin: Dimedrol, Pipolphen
- Kem bôi ngoài da trị sởi
- Sát trùng mũi họng: Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…
- Kháng sinh hoặc corticoid chỉ dùng khi có bội nhiễm và trường hợp biến chứng nặng như viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính,… đồng thời, phải được sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: Hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…), hồi sức tim mạch…
- Chế độ ăn uống nên đầy đủ dưỡng chất, nấu dạng súp, lỏng dễ nuốt (chia nhỏ thành nhiều bữa nếu người bệnh không muốn ăn) và tránh các đồ cay, chua, nóng.
- Bên cạnh đó, một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó chính là sử dụng gel làm sạch, sát khuẩn da chứa thành phần chính là nano bạc giúp đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da do sởi gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo một cách an toàn và hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp
Hôm nay : 2055
Tháng này : 7862
Tổng truy cập : 93004994