Đến nay, huyện Hương Sơn đã chấp thuận và phê duyệt Phương án sản xuất kinh doanh 7 tổ chức, cá nhân tham gia với 10 sản phẩm: Sản phẩm Nhung hươu (bao gồm Nhung hươu tươi, Nhung hươu sấy khô thái lát, Nhung hươu sấy khô tán bột, Nhung hươu tươi ngâm mật ong); Mật ong Cường Nga; Bưởi Sơn Kim; Chè Tây Sơn; Cam bù Trường Mai; Cam chanh và Nem chua Ý Bình...
Hương Sơn đang tập trung chỉnh trang chuẩn bị kỷ niệm 550 năm thành lập huyện
Hương Sơn nghĩa là núi thơm. Tên gọi thật hợp với cảnh quan nơi này, bởi Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm về phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 70 km. Địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào. Tiếp Phóng viên Báo Môi trường và Xã hội, bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng Phòng NN&PTNT – Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM cho biết: “Nhờ chủ động triển khai các nhiệm vụ; tập trung quyết liệt công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sớm giao chỉ tiêu thực hiện cho các địa phương; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân huyện nhà trong xây dựng nông thôn mới mà đến nay Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hương Sơn đã có nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt tiêu chí thấp dưới 12 tiêu chí; bình quân 16 tiêu chí/xã; Tổ chức thành công các cuộc thi khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của đông
đảo người dân và cộng đồng thôn xóm. Sau cuộc thi phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu có tính lan tỏa lớn đi vào chiều sâu thể hiện rõ nét. Phong trào cải tạo vườn tạp đã hợp lòng dân; đạt nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến rõ nét trong từng vườn hộ; kinh tế vườn hộ đã được quan tâm đầu tư; bộ mặt nông thôn và kinh tế vườn hộ có nhiều khởi sắc. Cứng hóa Giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng vượt kế hoạch. Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện đã thể hiện vai trò tích cực, quan trọng trong việc đỡ đầu, đồng hành chung sức xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, cùng với sự vào cuộc của người dân với tính tự giác, chủ động cao. Gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thì huyện đã triển khai thực hiện phát triển và nâng cấp các sản phẩm theo chu trình OCOP. Hương Sơn có nhiều sản phẩm NN đặc trưng như: nhung hươu, cam bù, cam chanh, lạc, gà đồi, dê, khoai mài, mật ong… Con người nơi đây không chỉ cần cù trong lao động mà còn rất thông minh, sáng tạo, có truyền thống hiếu học, trọng thầy, yêu chữ và yêu quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, Hương Sơn cũng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, như suối nước nóng Sơn Kim I, đồi chè Sơn Kim II, khu sinh thái Hải Thượng, quần thể di tích tâm linh đền chùa như Chùa Cao, Chùa Tượng Sơn, Đền Đức Mẹ… Trên địa bàn huyện có khá nhiều các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, trang trại, gia trại có tiềm năng lợi thế để nâng cấp các sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP ra đời là cơ hội lớn cho các sản phẩm lợi thế của huyện Huyện Hương Sơn vươn ra các thị trường lớn, có đầu ra ổn định, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân”.
Các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu là tiền đề cho việc phát triển du lịch cộng đồng
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 mà Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7-5-2018; HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND và huyện Hương Sơn ban hành Nghị quyết số 85/2018/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích pháp
triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, trong đó có nhiều nội dung hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP. Nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm, từ ý tưởng và xuất phát từ nhu cầu, khả năng thực tế của mỗi cơ sở sản xuất, chương trình đề ra một “sân chơi”, đó là chu trình OCOP được thực hiện theo các bước với nguyên tắc dân biết, dân làm và dân thụ hưởng. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, không áp đặt ý chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Nghề nuôi hươu lấy lộc nhung ở Hương Sơn được coi là nghề truyền thống từ lâu đời
Gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, huyện Hương Sơn đã định hướng một số tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện phát triển và nâng cấp các sản phẩm thực hiện theo chu trình OCOP; Cụ thể hướng dẫn các chủ thể đăng ký ý tưởng sản phẩm; Tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho các chủ thể: Công ty cổ phần nông nghiệp Hương Sơn (sản phẩm nhung hươu), HTX Nhung hươu Sơn Lâm; Cơ sở SXKD Nhung hươu Tuyết Thưởng; Cơ sở SXKD Nhung hươu Hiền Ngọc; HTX cam bù Trường Mai; THT cam chanh Sơn Mai; Cơ sở sản xuất Nem chua Ý Bình (sản phẩm nem chua), HTX mật ong Sơn Diệm (sản phẩm mật ong); Xí Nghiệp chè Tây Sơn (chè Tây Sơn); HTX NN Đại Thành (Bưởi Sơn Kim); THT hành tăm Sơn Tân; THT khoai mài Sơn Giang...
Hệ thống chuồng trại nuôi hươu tại Cơ sở SXKD Nhung hươu Tuyết Thưởng có đàn Hươu sao trên 100 con
Với sự nổ lực, phấn đấu trong triển khai thực hiện phát triển và nâng cấp các sản phẩm theo chu trình, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đến nay, huyện Hương Sơn đã chấp thuận và phê duyệt Phương án sản xuất kinh doanh 7 tổ chức, cá nhân tham gia với 10 sản phẩm: Sản phẩm Nhung hươu (bao gồm Nhung hươu tươi, Nhung hươu sấy khô thái lát, Nhung hươu sấy khô tán bột, Nhung hươu tươi ngâm mật ong); Mật ong Cường Nga; Bưởi Sơn Kim; Chè Tây Sơn; Cam bù Trường Mai; Cam chanh và Nem chua Ý Bình...
Trong đó sản phẩm Nem chua Ý Bình là sản phẩm điểm của tỉnh năm 2018, tiếp tục hoàn thành hồ sơ đánh giá năm 2019; Mô hình du lịch cộng đồng gắn với khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu Sơn Kim2 là mô hình điểm của Trung ương; Sản phẩm nhung hươu Phú Thành của Công ty CPNN Hương Sơn là sản phẩm điểm của tỉnh năm 2019; các Sản phẩm Nhung hươu Tuyết Thưởng; Chè Tây Sơn; Mật ong Cường Nga là những sản phẩm điểm của huyện năm 2019.
Nhung hươu Tuyết Thưởng là một trong những sản phẩm tham gia chương trình OCOP
Năm 2019, người chăn nuôi hươu ở Hương Sơn thu nhập từ lộc nhung ước khoảng 150 tỷ đồng
Giới thiệu sản phẩm Nhung Hươu
Ông Phan Khương Duy - Cán bộ VP NTM huyện hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ,xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Nhung Hươu
Phát huy lợi thế về du lịch cộng đồng, xây dựng các tour tuyến tham quan, trải nghiệm về với nông thôn, huyện Hương Sơn đang tập trung xây dựng Mô hình du lịch cộng đồng nông thôn mới tại xã Sơn Kim 2 và các điểm du lịch trong huyện; Xây dựng các điểm bán hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại các điểm dừng chân nhằm giới thiệu cho du khách biết về các sản phẩm lợi thế của địa phương, đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị trường là cơ hội quảng bá các sản phẩm lợi thế, tạo thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, các tập thể, cá nhân có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP có cơ hội tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh, là cơ hội để các sản phẩm vươn ra các thị trường lớn hơn, tìm được các đối tác giúp tiêu thụ ổn định và mở rộng quy mô sản xuất.
Huyện Hương Sơn khuyến khích pháp triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh
Xác định chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện nhà nhằm từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với nền nông nghiệp sạch, với nhiều chủng loại sản phẩm vươn ra các thị trường rộng lớn hơn. Những tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, về du lịch của Hương Sơn, trong thời gian tới các cấp, các ngành của huyện sẽ đồng hành với người dân trong quá trình triển khai thực hiện. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững./.
Hôm nay : 125
Tháng này : 46496
Tổng truy cập : 75394522