Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn.
Ảnh minh họa |
Bộ Tài chính cho biết, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế, cụ thể bổ sung: nguyên tắc xử phạt trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn (sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định) dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; quy định về biên bản vi phạm hành chính điện tử; quy định miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế cho người nộp thuế (bao gồm cả cá nhân và tổ chức)…
Do vậy, để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc xử phạt vi phạm hành chính thuế và hóa đơn thì việc ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (thay thế Chương I Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Chương 4, Điều 44 Chương 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ..) là cần thiết.
Đề xuất tăng mức phạt tiền đối với nhóm vi phạm về thủ tục thuế
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì mức phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP thì hiện tại mức phạt tiền thấp nhất là 400.000 đồng, mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế của tổ chức. Mức phạt tiền này thấp hơn nhiều so với mức tiền phạt tối đa quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ nâng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế với mức tối thiểu là 500.000 đồng (trước đây là 400.000 đồng) và mức cao nhất là 25.000.000 đồng (trước đây là 5.000.000 đồng), cụ thể:
Nhóm hành vi vi phạm quy định về đăng ký thuế: Hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, trong đó bổ sung quy định chi tiết các hành vi theo từng cấp độ chậm đăng ký thuế.
Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế (không thiếu thuế) bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi khai sai không dẫn đến thiếu thuế hoặc hành vi thuộc trốn thuế nhưng chưa gây hậu quả bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với lý do: thực tế nhiều trường hợp người nộp thuế khai sai số thuế đề nghị hoàn, khi cơ quan thuế kiểm tra trước hoàn thuế phát hiện ra số thuế đề nghị hoàn bị sai, mặc dù người nộp thuế chưa nhận được số tiền thuế hoàn nhưng để mức độ vi phạm của hành vi này có tính chất nghiêm trọng hơn hành vi khai sai các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế, cho nên Ban soạn thảo đề xuất mức phạt tiền đối với hành vi này đến 8.000.000 đồng.
Dự thảo cũng bổ sung quy định phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế, hồ sơ tạm ngừng hoạt động, kinh doanh; hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đã nộp đến cơ quan thuế. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
KL
Hôm nay : 489
Tháng này : 3795
Tổng truy cập : 84542110