DNDN:Ngày 14/5/2020, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ hạn chế quyết định giản cách xã hội để tiến hành 2 nhiệm vụ, vừa phòng chống dịch CovD-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến giữa chủ tịch UBND tỉnh với doanh nghiệp:“ Đồng hành-Vượt khó-Nắm bắt thời cơ –Phục hồi và phát triển kinh tế”. Tại hội nghị này, thay mặt Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, ông Lê Đức Thắng P.Chủ tịch TT Hiệp hội đã kiến nghị đề xuất một số giải pháp tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVIP-19. DNDN HT xin giới thiệu tới công đồng doanh nghiệp bài tham luận của ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch HHDN Hà Tĩnh:
Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh đồng tình cao với báo cáo của UBND tỉnh về tình hình doanh nghiệp (DN) và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, ứng phó dịch COVIP.19.
Trong thời gian qua với sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của UBND tỉnh và các cấp các ngành trong việc chống dịch COVIP.19 nên ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ tháo bỏ trình trạng giản cách xã hội, các hoạt động trên địa bàn Hà Tĩnh đã sớm trở lại bình thường. Đồng hành cùng cả tỉnh, cả nước, trong quá trình phòng chống dịch,Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đã vận động nhiều doanh nghiệp tích cực đóng góp, tiền, vật phẩm y tế ủng hộ người dân các khu vực cách ly tập trung khắc phục khó khăn, chống dịch kịp thời.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Đại dịch COVIP.19 đã làm cho đa số doanh nghiệp ở Hà Tĩnh bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng, một số lĩnh vực như hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ và vận tải hành khách, hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, trong đó lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng sẽ còn bị ảnh hưởng lâu dài. Việt Nam hiện nay là vùng lõm của thế giới và khu vực về dịch COVIP.19, do vậy lượng khách ngoại rất ít và nhu cầu du lịch khách nội địa cũng rất hạn chế và do tâm lý sau dịch lại càng ít người dân đi du lịch, nghỉ dưỡng, theo dự đoán lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng có thể đến hè năm 2021 mới hồi phục.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội DN kiến nghị và đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Về giải ngân các gói hổ trợ từ Chính Phủ:
+ Đề nghị giải ngân càng sớm càng tốt, vì doanh nghiệp đang rất cần tiền để bù đắp một phần chi phí nhằm duy trì ổn định, tránh ngừng sản xuất và dể bị phá sản.
Để số tiền hổ trợ đến doanh nghiệp và người lao động được thụ hưởng từ các gói hổ trợ kịp thời, đề nghị các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng cường công tác truyền thông đến người dân để những đối tượng được hưởng để họ hiểu và sớm tiếp cận làm các thủ tục để được nhận số tiền hổ trợ nhanh chóng.
+ Đề nghị các cơ quan thuế, ngân hàng thực hiện các giải pháp hổ trợ doanh nghiệp kịp thời đúng tinh thần và chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, đảm bảo giải ngân đúng đối tượng.
2. Về cải cách thủ tục hành chính:
Trong thời gian qua, thủ tục hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy còn nhiều vấn đề tồn tại tiếp tục cần đổi mới, bắt kịp yêu cầu phát triển.Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp phiền hà, doanh nhân vẫn còn than khó, gặp phiền toái khi giao dịch với cơ quan hành chính, điều này cho thấy, trong bộ máy công quyền còn có không ít người chưa nhận thức hết vai trò của DN trong sự phát triển của tỉnh nhà. Chính phủ đang dồn sức để xây dựng một chính quyền kiến tạo và phụng sự, bất kỳ sự níu kéo nào cũng sẽ trở thành lực cản cho sự đi lên của DN, doanh nhân, giảm đà phát triển chung của đất nước.
Cần phải có giải pháp mạnh để giảm thiểu và dần loại bỏ những nguy cơ đó. Tước hết, đó là nhiệm vụ của chính quyền, của các cấp lãnh đạo, cần kiểm soát chặt chẻ quá trình giải quyết công việc của công chức thuộc quyền, lần tìm những nút thắt trong bộ máy; đề xuất bãi bỏ những rào cản không phù hợp; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN; Tạo lập nhiều kênh thông tin hơn nữa để tiếp nhận, lắng nghe, chia sẽ và phản hồi các ý kiến từ phía DN, hổ trợ tích cực hơn nữa cho DN, đồng thời, để các chủ trương chính sách khi ban hành mang tính khả thi cao. Ngoài sự hổ trợ kịp thời để giảm khó khăn do dịch COVIP.19, thì cái mà doanh nghiệp đang cần là cơ chế chính sách phù hợp để phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp đã , đang và sẽ rất cần chính quyền “ Trao cần câu hơn là cho con cá”.
3.Về tháo gở kịp thời về đất đai để đầu tư dự án, phát triển kinh tế của tỉnh:
Hiện nay đang có 115/182 danh mục công trình, dự án đang chờ bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để triển khai trong năm 2020 và các năm tiếp theo, để các dự án sớm triển khai góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, chính đây là một nội dung cần tháo gở để tăng trưởng kinh tế hậu COVIP và lâu dài. Vì vậy đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất thông qua cho phép Bổ sung Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để một số dự án triển khai trong năm 2020.
Trên cơ sở những dự án nằm trong danh mục cần nhanh chóng soát xét những dự án có tính khả thi cao đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành sớm hoàn thiện hồ sơ cho triển khai kịp thời.
Nếu tháo gở kịp thời vấn đề trên sẽ tạo động lực cho DN phát triển, nếu làm chậm sẽ làm mất động lực đầu tư của DN, vì khi DN lập dự án đang phấn kích, bên cạnh đó cơ hội đầu tư không phải khi nào cũng thuận lợi, do vậy Hiệp hội Doanh nghiệp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh từng tháng, từng quý giao nhiệm vụ cho các ngành liên quan tổng hợp các DN có dự án đầu tư, có nhu cầu thuê đất để Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức họp, đối thoại xử lý kịp thời những ách tắc, đề ra những giải pháp cụ thể, khả thi nhằm rút ngắn thời gian thủ tục hành chính và trả lời dự án nào được đầu tư, dự án nào không, tránh tình trạng chờ đợi mất cơ hội của DN.
4. Đề nghị UBND tỉnh giao các sở ban ngành, các ban QLDA rà soát lại bộ định mức máy, thiết bị theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, vì hiện nay còn nhiều bất cập, nhiều đơn giá thiếu thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Thực tế trong XDCB là: Nhà nước ngày càng hoàn thiện công tác quản lý XDCB, các khâu thiết kế, lập dự toán XDCB sát, đúng thì ngược lại một số chính sách, định mức đầu vào trong XDCB còn thiếu chính xác, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vừa qua, tuy ngân sách còn hạn hẹp, nhưng UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 47/QĐ-SXD ngày 27/4/2020 về việc Công bố đơn giá nhân công XD Công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy căn cứ giá nhân công thực tế được hội đồng liên ngành khảo sát năm 2019 và giá công bố của các tỉnh lân cận, đa số DN trong tỉnh thấy rằng đơn giá nhân công được ban hành còn thấp hơn nhiều so với đơn giá nhân công thực tế và thấp hơn đơn giá các tỉnh lân cận, do vậy đề nghị xem xét, bổ sung, sữa đổi phù hợp với thực tế.
5. Đề nghị UBND tỉnh cho phép và giao cho HHDN tỉnh lập và thực hiện Đề án: Về chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban ngành và địa phương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (DDCI):
Từ năm 2005, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đều đặn tiến hành hoạt động đánh giá và công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm. Chỉ số PCI là một thước đo về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Đối với Hà Tĩnh, trong mấy năm gần đây, PCI có những cải thiện rõ rệt, Kết quả này thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp đối với những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời minh chứng cho những nỗ lực của các cấp chính quyền, người dân trong cải cách hành chính, thu hút đầu tư.
Về chỉ số DDCI, hiện tại cả nước đã có trên 40 tỉnh, thành phố triển khai điều tra, đánh giá chỉ số DDCI. Đề án triển khai nhằm đánh giá khách quan năng lực điều hành của lãnh đạo chính quyền địa phương và sở, ban, ngành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Qua đó, tạo động lực cải cách hành chính quyết liệt, đồng bộ; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Đồng thời tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi để doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành nhằm cải thiện chất lượng phục vụ dịch vụ hành chính công và nâng cao chất lượng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp.
6. Đề nghị UBND tỉnh cho Hiệp hội DN tỉnh thành lập “Quỹ bão lãnh đầu tư”:
Vốn huy động quỹ này do các doanh nghiệp đóng góp nhưng phải có vai trò tham gia của chính quyền cả về tỷ lệ vốn, cũng như nhân sự điều hành, qui chế, quản lý.
Mục đích hoạt động: Để tài trợ cho các dự án có hiệu quả nhưng khó khăn về vốn, hình thức đầu tư cổ phần vào các DN đó, sau này bán lại cổ phần chứ không phải hình thức cho vay.
Ngoài ra làm dịch vụ tư vấn các dự án đầu tư.
7. Đối với doanh nghiệp trong thời kỳ hậu COVIP.19:
Doanh nghiệp Hà Tĩnh mong muốn sớm được tiếp cận và thụ hưởng các gói hổ trợ từ Chính phủ, của tỉnh và các cơ chế chính sách hổ trợ do bị ảnh hưởng dịch COVIP.19. Theo đó từng doanh nghiệp, từng doanh nhân phải khẳng định được vai trò tự chủ, tự lực khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thách tức do đại dịch, từng bước ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh,không trông chờ quá mức vào sự hổ trợ của Nhà nước, luôn xác định “ Tự cứu mình trước khi trời cứu”. Các Doanh nghiệp, doanh nhân phải là những nhân tố gương mẫu, trung thực, đi đầu trong việc lập hồ sơ hưởng hổ trợ, tránh việc làm hồ sơ gian lận, cố tình trục lợi chính sách làm tổn hại tới uy tín, danh dự của bản thân doanh nghiệp và vi phạm pháp luật.
Lê Đức Thắng
Phó Chủ tịch Thường trực HHDN tỉnh
Hôm nay : 3782
Tháng này : 33476
Tổng truy cập : 88018764